Quan tài đầu Đông


Quan tài đầu Đông

Quan tài đầu Đông – Tôn Thấm Văn

Một tác phẩm mới dòng trinh thám của IPM vừa ra lò.

Nhìn chung về tổng quan bên ngoài thì IPM thiết kế bìa rất đẹp, tất nhiên rồi, duy một điều là thiếu một chiếc bookmark thôi.
Nói về nội dung, “trinh thám phòng kín” có lẽ cũng đủ để mọi người có những hình dung sơ bộ về câu chuyện. Tất cả vụ án trong Quan tài đầu Đông đều là phòng kín, một phòng kín dưới tầng hầm, một phòng kín cạnh hồ nước, và cuối cùng là phòng kín trên không trung.

Continue reading →

Án mạng dưới tầng hầm


Tác giả: Matthew Farrell. Dịch giả: Phí Mai

Thể loại: Trinh thám

Hôm trước thấy bạn Hoàng Tử Lai viết review cuốn này hấp dẫn quá, khi biết khoảng cách địa lý giữa cả hai cũng không xa nên Biển đã nhanh chóng chạy đi mượn, và thầy Snape đẹp trai tốt bụng đã vui vẻ cho mượn + tặng sách cho Biển nữa.

Randall Brock là tiến sĩ tâm lý học đang tham gia một dự án quan trọng trong Khoa Nghiên cứu Thần kinh của trường ĐH. Amanda Brock – vợ anh – là người đứng đầu tổ chức từ thiện Những Trái Tim Thủy Tinh, trong một lần về nhà sau buổi tiệc lớn thì gặp tai nạn giao thông thảm khốc. Kết quả khám nghiệm tử thi và một vài manh mối khác trong quá trình điều tra cho thấy Amanda bị sát hại chứ không phải gặp tai nạn. Susan Adler – điều tra viên nhận trách nhiệm chính trong vụ việc phát hiện rằng Randall Brock tuy thật sự đau buồn vì cái chết của vợ nhưng anh ta vẫn có nhiều điều che giấu. Tuy là tiến sĩ tâm lý nhưng anh ta luôn thể hiện tinh thần bất ổn, nói dối vụng về trong những cuộc thẩm vấn. Mọi chuyện leo thang theo hướng trầm trọng hơn khi phía cảnh sát tìm ra rằng nạn nhân Amanda cũng có những bí mật không tốt đẹp cho lắm.

Án mạng dưới tầng hầm
Continue reading →

Cạm bẫy


Người ta thường có câu: “Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất”. Thế nhưng đôi lúc mọi chuyện lại xảy ra theo chiều ngược lại: “nơi an toàn nhất lại chính là nơi nguy hiểm nhất”. Đó là khi trụ sở FBI trở thành hiện trường án mạng giết người rồi tự sát giữa một doanh nhân thành đạt và một giáo viên dạy thay ở trường Công Giáo. Đặc vụ Amos Decker vừa là người phá án vừa chính là nhân chứng của vụ án. Giống như một học sinh được giáo viên đưa cho một bài toàn khó với đáp án có sẵn và yêu cầu giải thích lý do vì sao lại có được đáp án đó. Amos Decker cùng với các đồng nghiệp của mình tại FBI cũng phải đi tìm lời giải đáp cho hành động bất ngờ và không thể hiểu nổi của hung thủ. Thế nhưng, càng điều tra lại càng như đi vào ngõ cụt, mọi thứ giống như một mớ bòng bong lộn xộn. Chẳng lẽ “Hội chứng trí nhớ hoàn hảo” – một trong hai “món quà” mà đặc vụ Decker nhận được sau vụ tai nạn khủng khiếp trong giải bóng bầu dục Quốc Gia anh đã tham gia năm xưa không phát huy tác dụng và giúp ích được gì cho anh trong vụ án này?!

Cạm bẫy – Baldacci
Continue reading →

Cánh kỳ lân


Cánh kỳ lân

Hai năm trước, tôi gặp cô bé người cá ngủ sayHôm nay, tôi gặp cậu bé kỳ lân với đôi cánh không bao giờ vươn lên nữa.Keigo không bao giờ kể chuyện theo đường thẳng, ông luôn thích những con đường quanh co, mà ở đó, các câu chuyện về tình người được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh. Nếu như trong Thư, Naoki luôn mặc cảm vì có một người anh phạm tội, luôn bị người đời khinh khi vì tội lỗi của Tsuyoshi rành rành trên mọi mặt báo; thì trong Cánh Kỳ Lân, Yuto lại tỏ ra giận dữ trước cái chết của cha mình.

“Bố đã chết, dù có bắt được thủ phạm, thậm chí các án tử hình hắn thì người bị giết cũng không sống dậy nữa. Từ mai đổi mình sẽ thêm phần khốn khổ rồi đây, cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần.”

Continue reading →

Thôn tám mộ


Thôn tám mộ

Sau cuốn Ong Chúa, tôi đã mặc kệ Yokomizo Seishi một thời gian dài. Thậm chí còn giận ké luôn cả “cậu cháu nội” Kindaichi, chẳng thèm nhìn ngó đến “ông cháu” nhà ấy nữa. Nhưng rồi một ngày đẹp trời, cuốn Thôn Tám Mộ mà tôi lùng sục gần năm rưỡi, hụt mua hết mấy lần đột ngột rơi ngay vào tầm tay, làm tôi nấn ná manh nha quay lại với gã Kindaichi Kosuke đầu bù tóc rối.

Nếu trong các tác phẩm khác, sự hiện diện của Kindaichi phiên bản “ông nội” xuất hiện khá thường xuyên và có nhiều đất diễn, thì trong tập truyện lần này, ông ấy chỉ tham gia một vai cameo nhỏ xíu, và cũng như mọi lần trước, chẳng tham gia được gì nhiều trong công cuộc ngăn chặn tội ác, mà chỉ xuất hiện cuối truyện để giải mã các vấn đề mà thôi. Vậy, Thôn Tám Mộ có gì hấp dẫn?

Continue reading →

Người báo


Người báo

Cũng như Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung, khi Mỹ có giải thưởng Edgar của MWA (Mystery Writers of America) dành cho các tác phẩm trinh thám, thì Nhật Bản có giải Edogawa Ranpo. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi Edogawa Ranpo được đặt cho một giải thưởng lớn thế này. Không những tinh thông nhiều kiến thức, ông còn thành công cả trong mảng văn học thuần túy, lẫn văn học đại chúng, mà nổi bật là dòng truyện trinh thám có giá trị văn chương cao và tinh tế.Truyện trinh thám của Edogawa Ranpo luôn mạnh về phong cách thần kỳ và hư ảo, mà ở trong đó những điều kinh dị siêu nhiên luôn được đẩy mạnh và lấn lướt trên cả tính hợp lý của những tình tiết trinh thám. Tác phẩm Người Báo (có thể là cuốn Quái Thú, xuất bản năm 1928) của Edogawa đặc quánh một màu tối tăm, pha lẫn mùi vị của sự sợ hãi, và nỗi kinh hoàng len lỏi thoát ra từ sự biến chất trong tâm hồn con người. Văn của Edogawa không lãng mạn, nhưng nét gợi tình trong tác phẩm được đẩy mạnh hết mức bất kỳ khi nào có thể. Tuy vậy, điều đó không được dùng để xây dựng những phân cảnh tình yêu mượt mà nóng bỏng, mà để tô thêm những sắc màu man rợ cho những phân cảnh vụ án ghê rợn đầy sống động và tàn nhẫn.

Continue reading →

Học viện


Mình biết đến Stephen King cũng khá lâu rồi, nhưng chỉ xem các phim được chuyển thể từ truyện của ông thôi như IT hay Pet Sematary. Cho đến khi Học viện được phát hành, mình cũng háo hứ mua về nhưng mãi một thời gian sau mới cầm sách lên và đọc, và mặc dù không mang các yếu tố kinh dị, máu me điển hình giúp ông làm nên tên tuổi nhưng Học viện lại mang lại một cảm giác rất khác, rất hay và cùng cuốn hút.

Học viện
Continue reading →

Bệnh nhân câm lặng


Bệnh nhân câm lặng

Alicia phải hầu toà vì tội danh bắn nát mặt người chồng đầu ấp tay gối. Cô không nhận tội cũng ko phủ nhận hành vi, cô chỉ im lặng. Người ta cho rằng cô đã hoá điên nên á khẩu luôn. Không ai biết lý do phía sau là gì bởi họ vô cùng hạnh phúc. Các bác sĩ tâm lý và trị liệu tâm lý đều đã bó tay. Theo Faber đã xem đây là thử thách khó khăn để nhận công việc trị liệu cho Alicia, chữa lành vết thương cho người bệnh, giúp cô nói lên sự thật. Bản thân anh cũng đã từng chịu nhiều nỗi đau về mặt tinh thần nên anh càng muốn đưa tay ra cứu giúp những con người đã bị ăn mòn lý trí lẫn tình cảm. Theo Faber liệu có thành công hay ko? Bí mật đằng sau vụ giết người là gì?

Continue reading →

Ảo Linh Kỳ


Tác giả: Quỷ Cổ Nữ.

Ảo Linh Kỳ

Dịch giả: Trần Hữu Nùng

Thể loại: Trinh thám cổ đại TQ, kiếm hiệp

Sau một lần đọc thử vài trang của “Kỳ án ánh trăng”, tôi tự nhủ sẽ không chủ động đọc truyện của Quỷ Cổ Nữ nữa (không chủ động, nhưng nếu sách rơi vào tay + được giới thiệu nhiệt tình thì tôi sẽ cân nhắc lại). Nhưng khi “Ảo linh kỳ” được phát hành, vì mê bìa xanh nên tôi đi mượn về đọc, sau đó thích quá nên tự mua cho mình một cuốn luôn. Ba năm sau, vì đã quên hết cốt truyện nên tôi lấy ra đọc lại, phát hiện mình đã quên hết thật.

Continue reading →

Đếm ngược


Đếm ngược

Tác giả: Mel Sherratt.

Dịch giả: B.OF

Khi hai cuốn “Suỵt yên nào” và “Đếm ngược” của nữ tác giả Mel Sherratt được phát hành, tôi lập tức chú ý vì tông màu bìa, ngoài ra còn nghe một người bạn trong nhóm đọc sách khoe rằng bạn ấy đã đặt tựa Việt cho cuốn “Suỵt yên nào” nên tôi hốt liền cả hai cuốn. Thế nhưng khi đọc tập 1, tôi rất thất vọng (đã viết review chê) và định không đọc tập 2. Nhân dịp soạn sách để cho bớt, tôi thấy tiếc tiếc nên đọc thử vài trang đầu của tập 2, thì lại bị lôi cuốn bởi nội dung truyện và đã đọc chớp nhoáng trong vòng hai ngày. Nói luôn là hai cuốn này cần đọc theo thứ tự, và trong cuốn 2 thì tác giả spoil hết cuốn 1.

Thể loại: Trinh thám hiện đại Anh.

Continue reading →