Điệp viên từ vùng đất lạnh


Điệp viên từ vùng đất lạnh

The Spy Who Came In from the Cold (Điệp viên từ vùng đất lạnh) của nhà văn kiêm điệp viên tình báo Anh John le Carré xứng đáng là một danh tác trong thể loại tiểu thuyết trinh thám điệp báo.

Cuốn sách này vốn khó đọc, hơn nửa đầu rất khó nắm bắt và dễ gây xao nhãng. Nó đòi hỏi người đọc phải có một sự yêu thích nhất định về chính trị, hiểu biết cơ bản về ý thức hệ giữa 2 phe tư bản – cộng sản, tiến trình hình thành và diễn biến của Chiến tranh Lạnh mà đỉnh điểm chính là việc lập nên Bức Màn Sắt chia 2 nửa thành Bá Linh cũng như 2 quốc gia Đông và Tây Đức. Thành ra, việc dẫn nhập vào mạch truyện và xây dựng tâm lý nhân vật cần phải rất tập trung, mới nắm bắt được toàn bộ diễn tiến và cao trào ở đoạn cuối.

Continue reading →

Người Ruồi


Người Ruồi

Người Ruồi

Không nhớ vì lý do gì mà tôi “đủ can đảm” mua cuốn “Người Ruồi”, có lẽ vì một bài review nào đó mang tính thuyết phục cao, hoặc vì lời bảo chứng của admin hội trinh thám chăng. Tôi ngâm nó một thời gian dài là vì bìa không đẹp, nhưng khi đọc thì đọc xong trong vòng chưa đến 48 tiếng. Đây là một cuốn trinh thám Bắc Âu tuyệt vời mà tôi không hối tiếc vì đã dành ngân lượng và thời gian cho nó.

Continue reading →

Bạch dạ hành


Bạch dạ hành

Bạch dạ hành

Bạch dạ hành kể về hành trình lớn lên đầy ám ảnh của hai đứa trẻ tiểu học. Điều đáng kinh ngạc là trí tuệ của chúng, một kế hoạch liên hoàn hoàn hảo được vạch ra và thực hiện một cách tinh vi, không chút sơ hở cho đến cuối cùng.

Câu chuyện bắt đầu từ một vụ án mạng. Một ông chủ tiệm cầm đồ bị giết và số tiền lớn mang theo đã biến mất. Nghi phạm được xác định là một phụ nữ, khách hàng thường xuyên tới tiệm cầm đồ của nạn nhân. Một quả phụ, chồng mất sớm phải vất vả nuôi con gái. Và khi mọi nghi vấn đều chỉ về cô ta thì phát hiện cô ta đã chết tại nhà vì ngạt khí gas. Vụ án vì thế đi vào ngõ cụt.

Continue reading →

Nỗi kinh hoàng trườn tới


Nỗi kinh hoàng trườn tới

Nỗi kinh hoàng trườn tới

Đọc xong cuốn sách này quả thực là khoảng thời gian không đơn giản đối với mình. Không hẳn là vì cuốn sách này khó đọc, hay là vì cách dẫn truyện không hấp dẫn, mà là vì khối lượng diễn biến khá nhiều, khiến mình không thể không đọc chậm lại để từ từ nghiền ngẫm.

Sách của James Patterson là một bữa tiệc thịnh soạn. Quả thật không sai. Có nhiều món ăn được dọn lên bàn tiệc với đủ loại mùi vị và sắc hương, nhưng mình thích nhất chính là những khúc viết về hung thủ. JP khắc hoạ một kẻ quỷ quyệt, một tên tâm thần từ trong máu, là kết quả của những sang chấn tâm lý từ tấm bé. Và thay vì trong những tác phẩm văn học tươi sáng khác, những cậu bé có quá khứ đau thương sẽ tìm cách giải thoát cuộc đời đen tối của mình bằng cách nỗ lực vươn lên, thì Gary Soneji/Murphy lại chọn cách trút giận lên những kẻ đã gây ra đau khổ cho hắn. Gary, một kẻ có quá khứ là nạn nhân của bạo lực gia đình, bị ám ảnh bởi vụ án bắt cóc con trai nhà LIndbergh dậy sóng một thời, và thôi thúc hắn tạo nên những kế hoạch để đời. Những ý nghĩ đó được ấp ủ từ những căn hầm tối, những sự ghẻ lạnh trong căn nhà của hắn, để rồi dòng máu tội ác trong hắn đã thực sự thôi thúc hắn thực hiện thành công phi vụ đầu tiên trong cuộc đời, năm hắn 21 tuổi.

Continue reading →

Cuộc sống tự chôn vùi


Tác phẩm đã nhận Giải Barry cho thể loại “Bản gốc bìa mềm hay nhất” (2015) và đã được đề cử cho Giải Edgar Allan Poe trong thể loại tiểu thuyết hay nhất (2015)


Cuộc sống tự chôn vùi

Cuộc sống tự chôn vùi

“Ta nên nói chuyện này với một ai đó. Ta biết điều đó. Ta luôn biết mình phải làm điều đó. Ta nghĩ ta đã phải chờ đợi một thời điểm thuận lợi để có thể tống khứ những điều này ra khỏi đầu mình. Ta đã nghĩ tâm trí ta sẽ quên nó vào một ngày nào đó, nhưng ta đã không thể. Như ta đã nói, ta vẫn gặp phải những cơn ác mộng kia.”

Sự thật bị ẩn giấu cũng có một lúc sẽ bị lộ tẩy, cũng giống như cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra. Không thể che đậy mãi một sự thật, đặc biệt là đối với sự sống của một con người đã bị hủy hoại bởi sự thật bị chôn vùi ấy. Cuốn sách này đã chứng minh rõ ràng cho chân lý đó.

Continue reading →

Vòng xoáy tội ác


Trong quyển “Vòng xoáy tội ác”, chàng lãng tử David Loogan tình cờ đọc tạp chí trinh thám Gray Streets rồi nảy sinh ý định viết truyện gửi cho tạp chí này. Sau khi tự biên tập bản thảo của mình và đi gửi đến lần thứ ba, anh được chủ bút Tom Kristoll đề nghị làm biên tập viên.
Harry Dolan

Harry Dolan

Continue reading →

Rồng đỏ


Rồng đỏ

Rồng đỏ

Tác giả: Thomas Harris

“Những vụ giết người khủng khiếp vào những đêm trăng tròn. Những hiện tượng được sắp đặt với rất nhiều ý đồ nhưng rất ít dấu vết. Một sát thủ thích phô trương, thách thức cảnh sát bằng những lời nhắn trêu ngươi. Một con quái vật khốn khổ chỉ tìm thấy niềm vui trong việc sát hại các gia đình hạnh phúc. Một kẻ thái nhân cách chìm trong những logic quái gở và những hoang tưởng bất khả hình dung. Hắn tự gọi mình là Rồng đỏ.”

Continue reading →

Sự im lặng của bầy cừu


Sự im lặng của bầy cừu

Sự im lặng của bầy cừu

Thomas Harris – cha đẻ của tên sát nhân “thái nhân cách” Hannibal Lecter, đây là một kẻ có chỉ số IQ của một thiên tài, một chuyên gia tâm lý, một bác sỹ giải phẩu thần kinh được mọi người tôn kính… nhưng sau lớp vỏ đấy là kẻ sát nhân…hàng loạt!

Mình sẽ dành riêng cho Lecter 1 bài viết cụ thể, vì hắn đã yên vị 1 vị trí cốt yếu trong tâm trí của mình… nhưng trong nội dung bài viết này, mình chỉ muốn đem hắn ra cho mục đích dẫn dắt câu chuyện “Sự im lặng của bày cừu” được dịch sát nghĩa với tựa đề gốc “The silence of The Lamps”

Continue reading →

Thạch hầu


Review Thạch Hầu – Bách Việt (bài viết đã đăng trên page Bachvietbooks)

Là một trong số những cây bút trinh thám hiện đại xuất sắc và đều tay nhất của dòng văn học trinh thám hiện đại, Jeffery Deaver chưa bao giờ làm người đọc thất vọng bởi những tác phẩm của ông.
Độc giả Việt Nam quen thuộc với các tác phẩm của Deaver trong hai series trinh thám nổi tiếng nhất của ông là Lincoln Rhyme và Katharine Dance. Với Thạch Hầu, Lincoln Rhyme một lần nữa lại trở lại với độc giả trong cuộc truy đuổi một tên sát thủ kiêm buôn người khét tiếng từ Trung Quốc.

Thạch Hầu

Thạch Hầu

Continue reading →

Ngôi nhà quái dị


Ngôi nhà cổ quái

Ngôi nhà cổ quái

Hôm trước lướt group thấy có bạn giới thiệu quyển này hay nên tìm đọc. Nói chung truyện của Agatha Christie mình đọc cũng nhiều, mô tuýp truyện này khá quen thuộc đối với ai là fan của tác giả. Tất nhiên, như thường lệ, kết thúc vẫn làm mình bất ngờ.

Tuy nhiên mình không đánh giá cao tập này bằng những tác phẩm khác của bà mà mình đã từng đọc. Gần như không ai là người thực sự phá án, mọi chuyện chỉ vỡ ra khi cái “mấu chốt” của vụ án được tìm thấy. Mà cái mấu chốt này thuộc dạng như “vân tay của hung thủ”. Tìm thấy là hết bài. Và tất cả những gì cảnh sát cố gắng tìm để phá một vụ án là “động cơ”, không hơn không kém. Ngoài động cơ hầu như không thấy phân tích ở các mảng nghiệp vụ khác.

Continue reading →